Stress học đường

Stress là một trong những vấn đề sức khỏe tinh thần phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong đó có học sinh, sinh viên. Suốt quá trình học hành gian khổ, các bạn phải đối mặt với hàng loạt áp lực đến từ gia đình, nhà trường và bạn bè đồng trang lứa. Với việc học hiện nay thì bệnh stress học đường không còn quá xa lạ với mọi người. Áp lực một phần đến từ gia đình, vì để đáp ứng sự mong mỏi của các bậc phụ huynh mà các học sinh, sinh viên vô tình đã tạo ra một áp lực rất lớn lên bản thân khiến cho bản thân thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi. Và sau những giờ học tập trên lớp các em lại phải tiếp tục học các buổi học thêm và bồi dưỡng kiến thức. Làm cách nào để nhận biết tình trạng stress học đường? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua những chia sẻ bên dưới.

Nguyên nhân gây stress học đường

Trong nhịp sống hiện đại, stress học đường không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tỷ lệ học sinh mắc phải tình trạng này đang có xu hướng gia tăng theo thời gian.

Stress học đường là phản ứng tự nhiên của cơ thể học sinh, sinh viên trước áp lực quá tải, triền miên từ thế giới xung quanh. Những yếu tố gây căng thẳng, mệt mỏi này thường xuất phát từ kỳ vọng quá lớn của nhà trường, gia đình và những người thân yêu.

Vì mong muốn con em đạt được thành tích học tập thật tốt, nhiều bậc phụ huynh đã ép con rèn luyện, học thêm, bồi dưỡng kiến thức quá nhiều. Sau những giờ học tập mệt nhoài trên lớp, nhiều bạn trẻ vẫn phải tiếp tục “chạy sô” từ hết lò luyện này sang trung tâm khác, đến nỗi phải ăn uống vội vàng, qua loa cũng như không đủ thời gian giải trí, thư giãn.

Thêm vào đó, trên thực tế, học sinh khối trung học cơ sở và trung học phổ thông thường xuyên căng thẳng, lo lắng vì áp lực điểm số. Nếu không đạt được kết quả như mong muốn, các em sẽ bị cha mẹ la mắng nặng lời, làm thầy cô phiền lòng và khiến bạn bè không thích chơi cùng.

Hơn nữa, những thay đổi đáng kể về mặt tâm – sinh lý ở tuổi dậy thì, mâu thuẫn với bạn cùng lớp, thân hình không cân đối, chuyển trường, chuyển nhà… cũng là những nguồn cơn gây ra tình trạng stress học đường thường gặp nhất.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, cảm nhận, hành vi, cách ứng xử của nhiều học sinh. Do đó, ngay khi phát hiện bản thân mình xuất hiện nhiều biểu hiện căng thẳng, tự chúng ta và cả ba mẹ, thầy cô nên kịp thời quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ nhằm chủ động phòng tránh những hệ lụy khó lường.

Dấu hiệu nhận biết của tình trạng stress học đường

Với nhiều biểu hiện thực thế đi kèm, chứng stress học đường có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần của học sinh, sinh viên. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

1. Mất hứng thú với các sở thích, đam mê trước đây

Tò mò vốn là bản chất của chúng ta. Đây là nhu cầu đặc biệt quan trọng của thanh thiếu niên. Khi càng khám phá về thế giới, các em càng thấu hiểu sở thích của bản thân và ngược lại.

Nếu mất hứng thú với những niềm đam mê trước đây, rất có thể bạn đang gặp phải một vấn đề tâm – sinh lý nào đó liên quan đến tình trạng stress học đường. Trong nhiều trường hợp, vì quá ám ảnh bởi các yếu tố căng thẳng đến từ gia đình, nhà trường và cuộc sống, chúng ta trở nên khó vực dậy tinh thần và duy trì niềm cảm hứng trước đây với sở thích của mình.

2. Chỉ thích ở một mình

Mọi người đều mong muốn có được không gian riêng tư dành cho bản thân. Điều này càng trở nên cần thiết đối với lứa tuổi học sinh, những bạn trẻ đang học cách trưởng thành. Các bạn cũng cần một khoảng không gian đủ thoải mái, an toàn và riêng tư để tìm hiểu chính mình cũng như trú ẩn, chữa lành mỗi khi tổn thương, mệt mỏi.

Tuy nhiên, nếu điều này trở thành khao khát mãnh liệt, đến nỗi luôn cố gắng tự tách mình khỏi những người thân thương thì rất có thể bạn đang rơi vào tình trạng stress học đường.

3. Cảm giác bản thân vô dụng, không có giá trị

Theo quá trình phát triển tâm – sinh lý hoàn toàn tự nhiên, đa số học sinh đều có xu hướng thích thể hiện bản thân.

Thế nhưng, nếu mắc phải tình trạng này, bản thân ta sẽ trở nên u sầu, ủ rũ vì cho rằng mình vô dụng, vụng về, không có giá trị, không có đam mê. Để tháo gỡ nút thắt tâm lý ấy, ta nên củng cố niềm tin vào bản thân, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và hăng hái phấn đấu, trưởng thành.

4. Cảm thấy buồn chán không rõ lý do

Một trong những biểu hiện phổ biến nhất của chứng trầm cảm học đường là lo lắng, ủ rũ, trầm buồn vì những câu chuyện/sự kiện/tình huống bình thường, vụn vặt. Vì vậy, các bạn bắt đầu thu mình trong một chiếc hộp u tối, chật chội để tránh xa thế giới xung quanh sống động. Đây đồng thời cũng là triệu chứng rối loạn lo âu điển hình.

Lúc này, ta nên cách thức đối mặt cảm xúc, ổn định tâm lý, từ đó tìm lại niềm vui trong học tập và cuộc sống. Không chỉ dừng lại ở tâm trạng buồn bã lâu ngày, nhiều bạn còn hay tức giận vô cớ. Lý giải về điều này, các chuyên gia tâm lý cho biết, học sinh cấp 2 và học sinh cấp 3 vừa phải thường xuyên gánh trên vai quá nhiều kỳ vọng từ cha mẹ cùng áp lực học hành, thi cử vừa phải cố gắng vật lộn với hàng loạt cảm xúc nổi loạn, bốc đồng của tuổi mới lớn.

Do đó, bạn đôi khi khó có thể kiểm soát tâm trạng tốt như người lớn. Kết quả là các bạn xuất hiện tình trạng dễ la hét, cáu gắt, quậy phá, thậm chí đánh nhau. Sự kéo dài của vấn đề này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải chứng rối loạn lo âu và căn bệnh trầm cảm về sau.

5. Suy nghĩ tiêu cực về con người và cuộc sống

Theo thống kê, trên 70% học sinh bị trầm cảm học đường đã nghĩ đến cái chết. Và buồn thay, đã có quá nhiều cái chết thương tâm xảy ra khi học sinh - sinh viên không tìm thấy hướng đi đúng đắn trong những năm tháng khó khăn, đau khổ nhất của cuộc đời.

Trong độ tuổi vị thành niên, chúng mình luôn phải gánh trên vai quá nhiều kỳ vọng của gia đình, ganh đua điểm số với bè bạn và điên cuồng vùi đầu ôn luyện cho những kỳ thi liên tiếp, cuối cùng trở nên kiệt quệ cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Đây chính là nguồn cơn của tâm lý bất cần, suy nghĩ tiêu cực và nhiều hành động xốc nổi.

CÁCH GIẢI QUYẾT KHI GẶP PHẢI STRESS HỌC ĐƯỜNG

Thay vì tức giận và thể hiện những bất ổn trong tâm lý thì cả các bạn học sinh hãy học cách xả stress hiệu quả để giảm bớt những áp lực học tập, áp lực bạn bè người thân và xã hội.

  • Học cách sắp xếp thời gian biểu hợp lý để đảm bảo cho bạn có có đủ thời gian giải quyết khối lượng bài tập về nhà.

  • Hãy chú tâm đến vấn đề sức khỏe bởi khi có một cơ thể khỏe mạnh bạn sẽ có một tinh thần thoải mái thì học tập mới đem lại hiệu quả và tránh những căng thẳng mệt mỏi, những triệu chứng thực thể

  • Đừng ép buộc bản thân: Nhiều học sinh luôn có những suy nghĩ lo sợ bị điểm kém, sợ trượt, sợ làm bố mẹ thất vọng, sợ thua kém bạn bè. Trong trường hợp này hãy nhắc nhở bản thân ” Chỉ cần mình cố gắng hết sức và không bỏ cuộc, dù kết quả có như thế nào thì mình cũng không có gì phải hối hận”. Hãy đơn giản hóa mọi chuyện, mọi kỳ thi để có thể thực sự bình tĩnh, giảm những căng thẳng, tỉnh táo để lựa chọn con đường đúng đắn nhất.

  • Củng cố niềm tin và tự tin vào bản thân mình

  • Ngủ đủ giấc: Các bạn nên nhân thức được tầm quan trọng của giấc ngủ. Hãy nhớ không có bất cứ bài tập nào quan trọng đến nỗi bạn phải hy sinh giấc ngủ

  • Sau những giờ học căng thẳng, hãy giành ra 30 phút giải trí và thư giãn tối đa. Điều này tuy đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả để bạn có thể tỉnh táo và lấy lại năng lượng cho trí não.

  • Tổ chức các buổi học nhóm, nhằm giải quyết những vấn đề lớn và rất lớn

cha mẹ làm gì khi con có dấu hiệu tress học đường?

Các bậc phụ huynh nên quan tâm đến cảm xúc của con

Các bậc phụ huynh đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào các em, việc đó sẽ tạo cho các em rất nhiều áp lực mà không thể nói hay bày tỏ cùng cha mẹ. Biết rằng cha mẹ ai cũng đều mong các con mình học giỏi và thành tài nhưng các bậc phụ huynh nên để các bé phát triển theo hướng mà các bé chọn. Các con chưa nhận thức nhiều được thế giới bên ngoài nên các bậc phụ huynh nên hướng cho con đi theo hướng đúng đắn bằng những lời tâm sự chia sẻ. Không nên đặt gánh nặng cho các con quá nhiều và đặc biệt phải chú ý quan tâm nếu con có các dấu hiệu của bệnh tress để có thể giúp con vượt qua.

Nên cùng con giải tỏa những khó khăn gặp phải

Các bậc phụ huynh không nên la mắng các con quá nặng vì như vậy lần sau khi có khó khăn gì các con cũng không dám chia sẻ mà chỉ một mình chịu đựng và hình thành stress. Ba mẹ nên lắng nghe và giúp con giải quyết các vấn đề mà con gặp phải bằng cách đưa ra các phương pháp để con có thể lựa chọn. Bạn cũng nên cho con thời gian nghỉ ngơi thư giãn để con có thể thoải mái, tránh dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh. Đối với các con bạn cần phải bình tĩnh và nhẹ nhàng giúp con hiểu ra vấn đề, quát con chỉ làm con càng thu mình lại và không dám chia sẻ những khó khăn của bản thân.